Trong bối cảnh toàn ngành đang đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.Nhà trường luôn xác định rằng: Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ.
Giáo dục kỹ năng ứng xử cho trẻ là một hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ những nét tính cách, những phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng cho trẻ những tiêu chuẩn và qui tắc hành vi thái độ của trẻ đối với nhau, đối với mọi người, đối với quê hương, đất nước. kỹ năng ứng xử cho trẻ tại trường mầm non cũng chính là giáo dục đạo đức cho trẻ góp phần hình thành nhân cách, giúp trẻ có được thói quen tốt trong cuộc sống.
Tiết kiệm nước là một kĩ năng vô cùng quan trọng để rèn luyện ý thức của trẻ lứa tuổi mầm non và giúp bảo vệ môi trường hiệu quả hơn. Kiến thức truyền miệng mà các con tiếp thu thường ngày, các con sẽ khó hình dung được tầm quan trọng của nước, do đó những trải nghiệm thực tế rất cần thiết để giúp các con có cái nhìn rộng hơn về nước sử dụng và có ý thức bảo vệ nguồn nước. Nước là nguồn tài nguyên quý giá nhưng lại không phải vô hạn. Các con có thể học được sự cần thiết của nước trong đời sống: Đối với động, thực vật cần nước để sống, con người cần nước để uống, … Hậu quả của việc lãng phí nước sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người và động vật, thực vật nếu thiếu nước sẽ sống ra sao.
Sau một thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khách quan, công bằng của Ban tổ chức, Hội đồng ban giám khảo, hội thi " Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" cấp huyện, cấp học Mầm Non năm học 2022-2023 đã thành công tốt đẹp....
Hội thi tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một hoạt động nhằm tạo môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ em; kích thích sự chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện trẻ em trong các trường mầm non....
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Các hoạt động học tập và vui chơi ở trường mầm non có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống của trẻ em đó là thói quen đọc sách. Đọc sách giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, trau dồi tình yêu thương,… Đây không chỉ là việc làm quan trọng của gia đình mà còn là việc đặc biệt quan trọng trong trường mầm non Thị Trấn. Đọc sách giúp ngôn ngữ linh hoạt, vốn từ phong phú. Các con sẽ tự tin giao tiếp, các con chủ động bộc lộ bản thân và nói lên những điều mình nghĩ. Đọc sách giúp các con thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Các con hào hứng đón nhận kiến thức mới, mong mỏi được khám phá điều hay. Nếu các con được nghe những câu chuyện phù hợp trong các tình huống cụ thể thì việc lĩnh hội kiến thức và nhận rõ vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn. Ở giai đoạn mầm non, các con thường khá hiếu động. Việc đọc sách, nghe đọc sách sẽ khiến các con tập trung hơn. Các con được rèn luyện tính kỷ luật, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, tình cảm mới và hình thành kĩ năng mới. Đây là con đường, là cách thức để đưa trẻ đến mục tiêu phát triển toàn diện: đức, trí, thể mỹ, ngôn ngữ và lao động tất cả đó là nền móng để xây thành nhân cách đầu tiên của con người mới.
Thổi bong bóng xà phòng là trò chơi chưa bao giờ hết "hot" với các bé ở mọi độ tuổi. Có khi bố mẹ phải giục bé rất nhiều lần vào mâm cơm khi bé đang say mê với trò rửa tay với xà phòng trước bữa ăn. Để đáp ứng nhu cầu khám phá của các con, nhóm trẻ 24-36 tháng (bản) đã cho các con thực hành trải nghiệm để các con có được những cái nhìn trực quan, giải đáp sự tò mò và càng làm tăng niềm yêu thích khám phá của trẻ. Trong giờ học hôm nay mời các bạn cùng đến với giờ hoạt động trải nghiệm "Bong bóng xà phòng" cùng các bạn nhỏ nhóm trẻ 24- 36 tháng (bản) nhé!
Hoạt động chiều tưởng như đơn giản đối với trẻ mầm non. Để đánh thức trẻ sau giờ ngủ trưa, cô bật những đoạn nhạc nhẹ nhàng, đến từng nơi đánh thức trẻ. Cho trẻ tập những vận động nhẹ sau giờ ngủ trưa. Nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân, cô còn khuyến khích trẻ cất gối, gập chăn, cất chiếu cùng cô, các bạn nhỏ được cô giáo cho ôn luyện các bài học, các kỹ năng đã được học và tham gia các trò chơi nhẹ nhàng vừa sức.
Như chúng ta biết Trường Mầm non Điện Biên Đông là môi trường đầu tiên cho trẻ, làm nền tảng để trẻ tự tin bước vào các cấp học cao hơn. Do vậy, trẻ cần được đáp ứng đầy đủ các phương tiện và công cụ để tìm hiểu, khám phá, để hướng cho trẻ gần gũi với thiên nhiên, bay bổng với những ước mơ.
Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là nội dung được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của cấp học mầm non. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa.
Món quà của các con nhỏ thôi, đơn giản nhưng rất đẹp và tươi sáng. Đó là tình yêu, là sự hồn nhiên và ngây thơ chân thành của con nhỏ muốn thể hiện tình yêu thương với bà và mẹ hiền yêu quý. Các con rất hào hứng muốn tự tay mình làm nên những bông hoa thật đẹp để tặng bà và mẹ. Chính vì vậy,Trường mần non Thị Trấn đã tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm “Cắm hoa, gói quà làm bưu thiếp 8/3” để được tự tay làm nên những tấm bưu thiếp thật đẹp để tặng bà, tặng mẹ nhân dịp 8/3.
Như chúng ta đã biết các trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh hơn, nó giúp cho trẻ không những tiếp thu bài học nhanh hơn mà còn giúp trẻ tránh xa được các trò chơi điện tử như: game, trò chơi bạo lực, giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với điện thoại thông minh, ti vi không tốt cho trẻ.
Trang trí tạo môi trường lớp học trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu phát triển về nhận thức, mở rộng vốn hiểu biết, kích thích trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo; phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1.
Trong những năm gần đây, tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ em rất nhiều, tình trạng trẻ em bị bắt cóc, trẻ bị xâm hại ngày càng gia tăng, phát triển với diễn biến phức tạp, tinh vi, khó kiểm soát gây bức xúc trong xã hội. Vì thế, giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non là vấn đề mang tính cấp thiết đối với sức khỏe, sự an toàn – một trong những kỹ năng sống mà trẻ cần được trang bị.
“Hiền dữ đâu phải tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Thật vậy: Nếu trẻ em được sống trong một môi trường giáo dục tốt thì trẻ sẽ có những đức tính tốt, ngược lại trẻ sống trong một môi trường thiếu giáo dục thì nhân cách của trẻ sẽ phát triển không tốt. Chính vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng, đó chính là một trong những bước hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này.
Hiện nay ở trong các gia đình trẻ em được quá chiều chuộng, luôn là vệ tinh trung tâm để mọi người xoay quanh và đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Thậm chí phụ huynh còn làm hộ trẻ tất cả mọi việc mà chưa chú ý đến việc dạy trẻ kỹ sống cho trẻ, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Có thể nói rằng đồ chơi là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mầm non. Để thỏa mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể cho trẻ tự làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu tự nhiên dễ kiếm, cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với trẻ. Sự đa dạng của nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ niềm say mê hứng thú. Chính những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàng ngày là những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển.
Ngày nay, các bạn nhỏ thường được bố mẹ mua cho những món đồ chơi với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhưng ít khi được tự tay làm ra món đồ chơi mà mình yêu thích. Hơn nữa, cho trẻ tự làm đồ chơi sẽ giúp trẻ tìm ra cách giải quyết vấn đề, tưởng tượng và khám khám phá. Dựa vào các đặc điểm tâm lí của trẻ, các cô tại lớp mẫu giáo bé B trường mầm non Thị trấn Điện Biên Đông đã dạy trẻ tự làm và chơi “Nghé ọ” từ lá mít, một trò chơi dân gian luôn mang đến niềm vui, sự thích thú, gần gũi đối với trẻ.
Múa xòe là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người dân tộc Thái tại Điện Biên. Để duy trì và phát huy nét đẹp bản sắc văn hóa đó, múa xòe đang dần được đưa vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường trong tỉnh Điện Biên nói chung cũng như tại trường mâm non thị trấn Điện Biên Đông nói riêng.
Trong những ngày qua, tình trạng nhân dân các tỉnh, thành phố, thị trấn các xã về tụ hội vui tết xuân Quỹ Mão tại huyện Điện Biên Đông rất đông đảo, gây hậu quả nặng nề về vấn đề dọn dẹp vệ sinh như: Quét dọn đường, dọn các túi bóng, chai, lọ,….do một số nhân dân vứt bừa bãi ra trong các khu vực trong trung tâm huyện khi tham gia vui chơi.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non được thể hiện thông qua nhiều hình thức hoạt động đa dạng trong đó có hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đặc trưng gần gũi và hấp dẫn đối với trẻ. Mục đích của hoạt động tạo hình nhằm giúp trẻ tìm hiểu và thể hiện sản phẩm một cách tự nhiên, sinh động, sáng tạo từ góc nhìn của trẻ về thế giới xung quanh. Đặc biệt hoạt động tạo hình phát triển kĩ năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, nghệ thuật, trong cuộc sống khơi gợi ở trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ và hứng thú tham gia vào hoạt động nghệ thuật.