Trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc, trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải qua một quá trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi.
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TRẺ MẦM NON
Trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc, trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải qua một quá trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi.
Trong mọi hoạt động, giáo viên đều có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề, của bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất. Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái thích học hơn. Trong các giờ học ở lớp mầm non, những giờ học âm nhạc luôn mang lại cho các bé nhiều niềm vui. Theo chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận động, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm.
Ở trường bé còn được cô giáo tổ chức các tiết biểu diễn âm nhạc cuối chủ đề tại lớp rất vui. Dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ… giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạt giải. Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc. Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và được tham gia biểu diễn. Vì vậy giáo dục âm nhạc không thể thiếu trong giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.