TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ NHÀ TRRE

Thứ ba - 12/04/2022 08:45
Đối với lứa tuổi nhà trẻ nói riêng và lứa tuổi mầm non nói chung, những trò chơi dân gian không những giúp rèn luyện phát triển ngôn ngữ, thể chất mà còn giúp trẻ phát huy được tối đa khả năng phản xạ, phán đoán và cả tư duy logic… Vì vậy, ở lớp các cô tổ chức những trò chơi dân gian bổ ích dành cho trẻ mầm non là vô cùng cần thiết.
Tổ chức trò chơi dân gian là hoạt động vui chơi mang lại hiệu quả giáo dục tích cực cho bé. Vì chơi là nhu cầu, là hoạt động độc lập, sáng tạo, tự do và tự nguyện của trẻ...
IMG20220407081243
IMG20220407081243
Đối với lứa tuổi nhà trẻ nói riêng và lứa tuổi mầm non nói chung, những trò chơi dân gian không những giúp rèn luyện phát triển ngôn ngữ, thể chất mà còn giúp trẻ phát huy được tối đa khả năng phản xạ, phán đoán và cả tư duy logic… Vì vậy, ở lớp các cô tổ chức những trò chơi dân gian bổ ích dành cho trẻ mầm non là vô cùng cần thiết.
Tổ chức trò chơi dân gian là hoạt động vui chơi mang lại hiệu quả giáo dục tích cực cho bé. Vì chơi là nhu cầu, là hoạt động độc lập, sáng tạo, tự do và tự nguyện của trẻ. Chơi  là học và trẻ học qua chơi. Vui chơi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Để tổ chức các hoạt động vui chơi mang lại hiệu quả giáo dục tích cực trong trường mầm non đòi hỏi mỗi giáo viên luôn phải đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Trước tiên muốn tổ chức một trò chơi dân gian  thành công cho trẻ, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi cho trẻ hiểu rõ và nắm được cách chơi thành thạo. Nhiều trò chơi dân gian cho giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp với lứa tuổi trẻ nhà trẻ như trò chơi “Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, dung dăng dung dẻ…”
Trò chơi: Lộn cầu vồng
      * Cách chơi
Từng đôi trẻ đứng đối diện nhau tay đu đưa sang hai bên theo nhịp, mỗi lần đưa tay sang là ứng dụng với một tiếng:
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng.
Đọc đến câu cuối cùng, cả hai cùng giơ tay lên đầu, chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, hạ tay xuống dưới rồi tiếp tục đọc hai lần, cách vung tay cũng giống như lần một, đọc đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay nhau, lộn trở lại tư thế ban đầu.
Trò chơi: Chi chi chành chành
       * Cách chơi
       Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết chương.
Ba vương ngũ đế.
Chấp chế đi
tìm
Ù à ù ập.
Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.
Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
    * Cách chơi: Tất cả người chơi nắm tay nhau, vừa đi vừa đung đưa tay theo nhịp bài
đồng dao:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẽ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây.

    Khi đọc đến câu “Ngồi xập xuống đây” thí tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi lại đứng
dậy vừa đi vừa hát tiếp.
Trò chơi: Nu na nu nống
* Cách chơi: Cô giáo hỏi trẻ phía bên phải (trái) của trẻ có bao nhiêu chân, trẻ ngồi cạnh bạn nào, bạn ngồi giữa những bạn nào… Sau đó cô giáo vừa hát “Nu na nu nống” vừa vỗ vào chân từng trẻ. Từ “trống” cuối cùng kết thúc ở chân nào thì chân đó co lại. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi tất cả các chân đều co hết.
Dạy trẻ đọc thuộc bài đồng dao trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống

Tùng tùng tùng tùng
     Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, chiếm nhiều thời gian đối với trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được rèn luyện phát triển cơ thể, nhận biết về thế giới xung quanh, phát triển trí tuệ, óc phán đoán, suy luận, khả năng quan sát nhanh nhạy…Khi chơi trò chơi, trẻ thấy mình đang được vui chơi nên rất hào hứng và sôi nổi nhưng thực chất trẻ đang lĩnh hội được những kiến thức mà cô giáo mầm non cung cấp cho trẻ một cách tích cực và nhanh nhất.
     Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện naу, để ᴠăn hóa truуền thống thấm dần ᴠào tâm hồn trẻ thơ, ᴠiệc giữ gìn ᴠà tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. Trong trường mầm non mang hiệu quả giáo dục tích cực. Các cô giáo mầm non ѕẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động ᴠà phổ biến rộng hơn các hoạt động ᴠui chơi, trò chơi dân gian để trẻ có thể tiếp cận được mọi lúc, mọi nơi, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cũng như phát triển toàn diện cho trẻ.
IMG20220407081458IMG20220407081243

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay396
  • Tháng hiện tại6,534
  • Tổng lượt truy cập150,142
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính