Vai trò của đồ dùng, đồ chơi tự tạo đối với trẻ mầm non.
Thứ năm - 03/11/2022 08:25
Đồ dùng đồ chơi tự tạo là những đồ dùng đồ chơi được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm ( nguyên vật liệu từ thiên nhiên, nguyên vật liệu đã qua sử dụng, nguyên vật liệu rẻ tiền). Và nó có vai trò quan trọng đối với trẻ mầm non.
VAI TRÒ CỦA ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỰ TẠO ĐỐI VỚI TRẺ MẦM NON
Đồ dùng đồ chơi tự tạo là những đồ dùng đồ chơi được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm ( nguyên vật liệu từ thiên nhiên, nguyên vật liệu đã qua sử dụng, nguyên vật liệu rẻ tiền). Và nó có vai trò quan trọng đối với trẻ mầm non. Đối với phát triển trí tuệ: Trong quá trình chơi, hoạt động với đồ chơi, đồ dùng dạy học, đồ dùng tự tạo trẻ được tiếp xúc với nhiều nguyên liệu khác nhau (lá cây,gỗ, giấy bìa, nhựa,…) qua đó trẻ biết được những thuộc tính và cách sử dụng từng đồ chơi sao cho phù hợp. Ví dụ: Đồ chơi bằng lá cây thì mềm và dễ bị rách, đồ chơi bằng giấy, bìa cát tông sẽ dễ bị mủn ra nếu chạm vào nước,..). Điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và làm giàu vốn sống, kinh nghiệm cho trẻ. Khi chơi trẻ có điều kiện phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, kích thích khả năng tìm tòi, khám phá. Hình thức và tính năng của đồ dùng, đồ chơi tự tạo có ảnh hưởng đến quá trình tri giác, giúp trẻ có cơ hội đối chiếu, so sánh và phân biệt đồ chơi công ngiệp (Đồ chơi được mua sẵn) với đồ chơi tự tạo (làm từ nguyên liệu thiên nhiên, dễ kiếm dễ làm) một cách độc lập, sáng tạo. Đối với phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội: Qua quá trình chơi trẻ sẽ học được cách giao tiếp, ứng xử tự nhiên, nhẹ nhàng, qua đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Khi chơi cũng là khi trẻ học trẻ thích thú, hào hứng với đồ chơi cô giáo mình làm, thậm chí cả đồ mình tự làm ra, trẻ được trải nghiệm những xúc cảm đặc biệt như tình yêu thương, lòng ham muốn được làm những điều tốt đẹp cho người thân (làm hoa từ giấy tặng cô giáo, tặng mẹ,..). Từ đó trẻ cũng sẽ có thái độ biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm lao động của bản thân và người khác. Đối với phát triển thể lực: Khi được chơi với đồ chơi yêu thích (đồ chơi của cô hoặc trẻ tự làm như: Trống làm bằng vỏ lon sữa bột, trống lắc làm từ vỏ lon bia, …) trẻ sẽ có trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, là phương tiện góp phần rèn luyện, phát triển các tố chất vận động (vận động tinh). Đối với phát triển thẩm mĩ: Trong quá trình chơi với nhiều màu sắc, hình dáng khác nhau của các đồ chơi trẻ quan sát, điều đó giúp trẻ nhận ra cái đẹp về màu sắc, hình dáng, bố cục,.. nhận ra nét độc đáo nổi bật tạo ra sự hấp dẫn của đồ chơi, gợi cho trẻ khả năng cảm thụ cái đẹp, hình thành nên cảm xúc, mong muốn tạo ra cái đẹp. Dưới đây là một số hình ảnh.