CÁCH HƯỚNG DẪN TRẺ SỬ DỤNG CÁC HÌNH HỌC ĐỂ CHẮP GHÉP THÀNH Ô TÔ, THUYỀN BUỒM, NHÀ, BẠN NAM 

Thứ ba - 23/05/2023 07:52
“Hãy dành những điều tốt nhất cho trẻ”.
        Câu nói trên thật ý nghĩa và là điều mong mỏi của cha mẹ, thầy cô và toàn xã hội.Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ.Vì vậy, chúng ta cần tạo ra một môi trường tốt nhất để chăm sóc, giáo dục những mầm non tương lai của đất nước. Việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non với các mục tiêu: tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ, giúp trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường lớp. 
CÁCH HƯỚNG DẪN TRẺ SỬ DỤNG CÁC HÌNH HỌC ĐỂ CHẮP GHÉP THÀNH Ô TÔ, THUYỀN BUỒM, NHÀ, BẠN NAM 
CÁCH HƯỚNG DẪN TRẺ SỬ DỤNG CÁC HÌNH HỌC ĐỂ CHẮP GHÉP THÀNH Ô TÔ, THUYỀN BUỒM, NHÀ, BẠN NAM 

“Hãy dành những điều tốt nhất cho trẻ”.
        Câu nói trên thật ý nghĩa và là điều mong mỏi của cha mẹ, thầy cô và toàn xã hội.Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ.Vì vậy, chúng ta cần tạo ra một môi trường tốt nhất để chăm sóc, giáo dục những mầm non tương lai của đất nước. Việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non với các mục tiêu: tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ, giúp trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường lớp. 
        Theo nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Trường  mầm non Thị Trấn  huyện Điện Biên Đông đã tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, để đáp ứng nhu cầu học cho các cháu các cô giáo không ngừng học tập để trau dồi kiến thức.
        Bài học luôn được sáng tạo để thu hút trẻ đến trường,  tạo hứng thú và khám phá tìm tòi, phát triển trí tưởng tượng. Với bài học dạy trẻ cách sử dụng các hình học để chắp ghép tạo thành ô tô, thuyền buồm, ngôi nhà và bạn nam như sau:
        - Cách hướng dẫn trẻ sử dụng hình học tạo thành ngôi nhà: Cô xếp hình vuông sau đó xếp hình tam giác phía trên để tạo thành ngôi nhà.
       - Cách hướng dẫn trẻ sử dụng hình học tạo thành ô tô: Cô xếp 2 hình vuông chồng lên nhau để làm phần đầu xe, xếp hình chữ nhật để làm thùng xe, xếp 2 hình tròn để làm bánh xe.
       - Cách hướng dẫn trẻ sử dụng hình học tạo thành thuyền buồm: Cô xếp 1 hình tam giác ở phía dưới làm thuyền và 1 hình tam giác ở phía trên làm cánh buồm.
        - Cách hướng dẫn trẻ sử dụng hình học tạo thành bạn nam: Đầu tiên Cô xếp hình chữ nhật lớn hơn làm thân, 2 hình chữ nhật nhỏ làm chân, 2 hình chữ nhật nhỏ làm cánh tay và 1 hình tròn làm phần đầu.
        Chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” thực sự cần thiết và quan trọng bởi đã giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, hoạt động "Chơi mà học, học bằng chơi".Sau những năm thực hiện chuyên đề, nhà trường đã đạt được những kết quả thiết thực.Trẻ trở thành trung tâm, phát triển khỏe mạnh, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động, mạnh dạn, tự tin và phát triển các tố chất cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.Từ đó, trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
z4329333691021 f063896ada9a311c648fa31ae2875692

 
z4329333601894 1c0a64af7094bac3118884ab44078318

 
z4329333586315 6240f0bcfbf34656caeff3df1328feec
z4329333581273 ff0f61df4ddf7ba65a4ca81537076bdb
z4329366871431 ef1dcaa7114478dab48f96f427bc41f7
z4329457094513 3f61b2bb9b96d608becbcc4183fab001

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay55
  • Tháng hiện tại6,193
  • Tổng lượt truy cập149,801
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính