HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP CHỮ CÁI CHO TRẺ TẠI LỚP 5 TUỔI

Thứ năm - 19/09/2024 07:02
  Đối với trẻ mầm non “Chơi” là hoạt động chủ đạo giúp trẻ lĩnh hội kiến thức 1 cách tự nhiên và ghi nhớ lâu hơn. Hiểu được điều đó nên giáo viên luôn bám vào ưu thế của trò chơi, các hình thức chơi để qua đó cho “trẻ học mà chơi, chơi mà học”.
Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi đây được gọi là giai đoạn tiền đề cho việc bước vào trường tiểu học, trang bị cho trẻ 29 chữ cái và 10 chữ số đầu tiên là việc làm quan trọng và cần thiết với trẻ ở giai đoạn này. Việc ôn tập các chữ cái qua trò chơi qua các hoạt động nhóm sẽ sinh động hơn, kích thích hứng thú cho trẻ nhiều hơn.
HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP CHỮ CÁI CHO TRẺ TẠI LỚP 5 TUỔI

HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP CHỮ CÁI CHO TRẺ TẠI LỚP 5 TUỔI
            Đối với trẻ mầm non “Chơi” là hoạt động chủ đạo giúp trẻ lĩnh hội kiến thức 1 cách tự nhiên và ghi nhớ lâu hơn. Hiểu được điều đó nên giáo viên luôn bám vào ưu thế của trò chơi, các hình thức chơi để qua đó cho “trẻ học mà chơi, chơi mà học”.
Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi đây được gọi là giai đoạn tiền đề cho việc bước vào trường tiểu học, trang bị cho trẻ 29 chữ cái và 10 chữ số đầu tiên là việc làm quan trọng và cần thiết với trẻ ở giai đoạn này. Việc ôn tập các chữ cái qua trò chơi qua các hoạt động nhóm sẽ sinh động hơn, kích thích hứng thú cho trẻ nhiều hơn.
           Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi thì việc ôn tập các chữ cái luôn được các cô linh hoạt tổ chức theo các hình thức khác nhau để trẻ được vui chơi và học tập hiệu quả nhất. Ngoài các hoạt động làm quen với chữ cái thì giáo viên chú trọng các hoạt động theo nhóm để dễ bao quát và kích thích sự say mê hoạt động của trẻ.
Cô cho trẻ hoạt động theo ý thích ở các nhóm, trẻ chọn nhóm chơi và đồ dùng chơi mà trẻ yêu thích để cùng nhau ôn luyện các chữ cái bằng cách xếp các chữ cái đã học từ hột, hạt, sỏi…hoạt động này giúp trẻ nhớ lại tên và cấu tạo của các chữ cái, sau đó dùng hột hạt, sỏi để xếp lại các chữ cái đó. Trẻ càng nhớ được nhiều chữ cái thì sẽ xếp được nhiều chữ cãi và phát âm chính xác hơn.
         Hoạt động nặn chữ cái từ đất nặn cũng được trẻ rất thích thú, hoạt động này không chỉ giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, mà còn giúp trẻ tạo ra các chữ cái mà trẻ đã học từ đất nặn, trẻ thi đua nhau nặn chữa cái và đọc các chữ cái mà trẻ vừa tạo ra.
Các mảng tường trong lớp học không hề đơn sắc, mà được các cô trang trí theo từng góc chơi, chủ đề chơi khác nhau gắn liền với việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi nơi. Trẻ có thể cùng nhau xem sách, chuyện ở góc thư viện và tìm chữ cái đã học trong các cụm từ hoặc trẻ cùng nhau tìm bông hoa chữ cái, nặn chữ cái, ghép chữ cái trong góc “chữ cái bé yêu”. Với hình ảnh sinh động, vừa tầm với của trẻ và kích thích sự hứng thú của trẻ, trẻ có thể học mọi lúc, mọi nơi khi trẻ có nhu cầu và hứng thú.
          Bên cạnh các nhóm chơi tổ chức trong lớp thì các trò chơi ngoài chời cũng được cô giáo phát huy và tổ chức cho trẻ chơi. Trẻ vừa được vui chơi thoải mái ngoài sân trường, vừa cùng nhau ôn tập chữ cái qua trò chơi, rèn luyện thể lực cho trẻ.
 z5836390581048 1b612bca5993e07e4b88ebb75224056f
z5836390754997 b02aee569d47ddc8f5cd20175300b8c2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay172
  • Tháng hiện tại10,430
  • Tổng lượt truy cập175,823
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính