Trường Mầm Non Thị Trấn- Huyện Điện Biên Đông- Tỉnh Điện Biên

https://mnthitran.pgddienbiendong.edu.vn


CHƠI HOẠT ĐỘNG GÓC Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN

  Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh hoạt sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học bằng cách thông qua giờ hoạt động góc. Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất cho trẻ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
CHƠI HOẠT ĐỘNG GÓC Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN
CHƠI HOẠT ĐỘNG GÓC Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN
          Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh hoạt sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học bằng cách thông qua giờ hoạt động góc. Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất cho trẻ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
      Hoạt động góc là một trong những hoạt động hằng ngày mà trẻ được tham gia tại trường mầm non Thị Trấn. Chơi hoạt động góc chính là phương tiện giúp trẻ tham gia vào “ Xã hội người lớn” một cách hiệu quả nhất.
 Hoạt động góc không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và chơi theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn góc chơi: Trẻ chơi theo sự gợi mở và hướng dẫn của cô khi tham gia vào trò chơi. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn... Bên cạnh đó, mặc dù hoạt động ở các góc chơi là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự định hướng, gợi ý, hướng dẫn của cô giáo. Cô giáo đóng vai trò là người bạn lớn của trẻ trong suốt quá trình trẻ chơi.
Trẻ tham gia vào các góc chơi ở lớp như: Góc xây dựng, góc phân vai, góc sách, góc tạo hình, góc thiên nhiên, góc âm nhạc... Ở mỗi góc chơi trẻ đều được học những kiến thức, kỹ năng khác nhau và quan trọng hơn cả là trẻ có cơ hội được thể hiện mình và biết phối hợp cùng các bạn tham gia các hoạt động. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức hoạt động góc. Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình chúng tưởng tượng mình là người lớn. Hoạt động góc có giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm xã hội thẩm mỹ, thể chất,  ngôn ngữ, nhận thức và là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.
 
 z4327604447832 642205460661627622d3047f1126ba8e

z4327604513328 39139a2dbee4a82c1581111d19f3a673z4327604720820 536f13d8c335e4e9ba7d23a32a00ad0dz4327605019389 5fdfc00ae4353ca4e5b74fb801d0af5b
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây